Người bạn đồng hành tiếng Nhật tin cậy

Văn hóa trên bàn ăn của người Nhật

Mazii Blog > Về Nhật Bản > Ẩm thực > Văn hóa trên bàn ăn của người Nhật

Văn hóa trên bàn ăn của người Nhật

Người Nhật vốn nổi tiếng là những con người sống và làm việc có nguyên tắc và kỉ luật, đó là điều mà mọi người trong chúng ta đều biết nhưng bạn có biết phong cách sống này ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản như thế nào không? Mỗi món ăn đều được chế biến, bài trí theo những nguyên tắc đậm chất của xứ sở hoa anh đào, ngay cả phong thái ăn uống của người Nhật cũng thể hiện rõ nét phong cách đó.

Thử thách lớn nhất: Quy tắc cầm đũa

Thay vì để đũa dọc, người Nhật thường có đồ gác đũa còn được gọi là hashioki và để ngang song song với người ngồi. Đầu tiên, bạn hãy cầm đũa bằng cả hai tay! Nếu không có bất cứ dụng cụ nào khác trong bữa ăn gia đình, hãy lấy thức ăn từ bát trên bàn bởi đầu nhọn nhưng không được cho cả đầu đũa vào miệng. Đồng thời tránh làm những việc sau đây:

  • Chỉ đũa vào người khác khi nói chuyện
  • Gẩy đũa để tìm thức ăn mình thích
  • Hút nước sốt từ đũa
  • Cọ đũa vào nhau hoặc nghịch nếu không cần thiết
  • Dùng đũa đâm vào thức ăn

Gác đũa lên ngang miệng chén khi đang ăn, hành động này được hiểu là tôi không muốn ăn nữa, hay món ăn không ngon.

Theo quy tắc ăn uống của người Nhật, nếu lấy thức ăn từ đĩa chung, bạn luôn sử dụng phần đầu lớn hơn của đũa thay vì đầu mà bạn dùng để đưa vào miệng. Không dùng đũa xiên vào thức ăn, thay vào đó, giữ chúng hơi ngang và gắp lên để có góc nhìn tốt hơn vào thức ăn. Khi sử dụng đũa dùng một lần, hãy đặt chúng trở lại túi đựng khi bữa ăn kết thúc hoặc đặt nghiêng trên đĩa với điều kiện không chĩa vào ai trong bàn ăn.

Trong bữa ăn

Nên làm gì và không nên làm gì khi dùng bữa cùng người Nhật Bản? Quy tắc dùng đũa trên bàn ăn chỉ là bước khởi đầu, có một số phong tục khác cũng đòi hỏi sự tôn trọng bình đẳng của những khách du lịch Nhật Bản mới đến khi thưởng thức đồ ăn ở đây.

Khăn ướt chỉ dùng để lau tay của bạn, dùng xong hãy gập lại và đặt sang bên cạnh.

Hãy bắt đầu bữa ăn bằng việc nói “Itadaki-masu” – nghĩa là “Cảm ơn vì bữa ăn”.

Đừng đổ nước sốt trực tiếp vào thức ăn của bạn, đặc biệt là gạo thường. Thay vào đó, bạn hãy đổ một lượng nước sốt vừa đủ vào bát khác và nhúng thức ăn của mình vào đó. Bạn cũng có thể thêm nhiều nước sốt vào bát, nhưng đừng lãng phí!

Khi ăn Ramen hoặc súp, bạn có thể húp từ bát. Hãy nâng bát lên miệng với cả hai tay, tránh việc một tay vừa cầm đũa vừa cầm bát. Đừng ngạc nhiên khi nghe thấy những âm thanh sụp soạt. Không giống như ở Việt Nam, khi ăn mà phát ra tiếng được coi là “vô ý”, ở Nhật, âm thanh xì xụp không chỉ được chấp nhận mà còn chỉ ra rằng bạn đang thưởng thức bữa ăn.

Không cắn thức ăn làm đôi, bởi người Nhật làm thức ăn thành những miếng nhỏ rồi, nên hãy ăn thức ăn chỉ bằng một miếng.

Ăn thật sạch sẽ, thậm chí ăn hết đến hạt gạo cuối cùng được cho là lịch sự, đừng bao giờ lãng phí thức ăn bạn để lại trên đĩa. Nếu như người Việt Nam hay “ngại’ nếu mình là người gắp miếng cuối cùng thì người Nhật lại cho rằng đó là điều lịch sự. Vì người Nhật nổi tiếng với nền giáo dục dạy học sinh tiết kiện từ nhỏ, không được bỏ thừa thức ăn.

Sau bữa ăn

Khi đã ăn xong, bạn có thể cảm ơn chủ nhà bằng việc nói “Gochisosama – deshita” (trang trọng) hoặc đơn giản hơn “Gochisosama” (ít trang trọng).

Nếu dùng bữa ở nhà hàng, người chủ tiệc sẽ mời bạn. Còn nếu bạn trả tiền, hãy đặt tiền trên một chiếc khay nhỏ, không nên đưa tận tay cho người phục vụ. Trong trường hợp không có chiếc khay nào, bạn hãy đưa tiền bằng cả hai tay và nhận lại tiền thừa. Nếu như ở phương Tây hay ở Việt Nam, “boa” thêm cho người phục vụ thể hiện bạn là người hào phóng thì tiền “boa” không phổ biến và được coi là khiếm nhã tại Nhật.

Nguồn: TỔNG HỢP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.