Kimono không chỉ là phục trang mang giá trị truyền thống mà còn là linh hồn của nền văn hóa Nhật Bản. Trải qua hàng ngàn năm thay đổi và phát triển, kimono vẫn luôn giữ được nét riêng và mang giá trị này đến toàn thế giới.

Lịch sử của kimono Nhật Bản

Vào đầu thế kỉ thứ 7 dưới triều đại Heian, đường phố Nhật xuất hiện một bộ quần áo có thiết kế giống với Kimono ngày nay. Người dân nơi đây truyền tai nhau về bộ trang phục được gia công tỉ mỉ, sử dụng chất vải mềm mại thay vì cotton thời điểm đó. Tuy nhiên ít ai biết rằng, mẫu quần áo nổi tiếng này có xuất xứ từ Trung Hoa. Vì thế, vị vua đương thời không chấp nhận trang phục xuất thân ngoại quốc trở thành quốc phục của Nhật Bản.

Thiết kế nguyên thủy của kimono được may với cánh tay xẻ tà dài chạm đất. Bên trong là nhiều lớp áo mỏng được phối màu một cách đặc sắc. Thời gian này, chi phí cho một bộ kimono là cực kỳ đắt đỏ. Vì thế, chỉ có giới thượng lưu mới sử dụng trong các dịp lễ lớn.

Nét đặc trưng trong thiết kế của Kimono

Để có được một bộ kimono đẹp, độc đáo, người nghệ nhân phải chỉnh chu trong từng chi tiết. Từ khâu chọn vải, chọn màu, trang trí hoa văn đến việc lựa chọn phụ kiện đi kèm. Kimono được thiết kế gồm 8 mảnh ghép có thể điều chỉnh kích thước sao cho phù hợp với người mặc. Màu sắc của kimono thường biểu thị các mùa trong năm và mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có màu sắc riêng.

Mỗi bộ Kimono là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Kimono được may với các đường nét cắt thẳng, sử dụng vải lụa. Đặc biệt, các nghệ nhân may hoàn toàn bằng tay và thêm các chi tiết hoa văn đẹp mắt vào phục trang. Điều này giúp Kimono thêm phần lộng lẫy, rực rỡ so với quốc phục ở các nước khác. Nhiều tour du lịch Nhật Bản vào mùa hoa anh đào thường kết hợp thưởng thức màn trình diễn Kimono mãn nhãn.

Một số loại Kimono đặc trưng tại Nhật Bản

Furisode: Đây là loại kimono trang trọng nhất dành cho thiếu nữ và những cô gái chưa kết hôn. Trang phục này thường có vạt áo dài (từ 100-110 cm) và được trang trí với các hoa văn sặc sỡ và bắt mắt. Furisode thường được mặc tại Lễ trưởng thành “Seijin Shiki” của Nhật Bản hoặc trong đám cưới.

Shiromaku: Một cô gái Nhật làm đám cưới theo truyền thống thì sẽ mặc loại kimono rực rỡ, tráng lệ nhất. Loại kimono này được gọi là shiromaku. Đa số mọi người thường thuê loại kimono này bởi nó chỉ được sử dụng trong một ngày, tuy nhiên, giá cho thuê của một chiếc shiromaku cũng khá đắt, lên tới khoảng 5.000 USD.

Yukata: Đây là loại kimono thường thấy nhất tại các lễ hội mùa hè của Nhật Bản. Yukata được làm từ chất liệu mỏng và các chi tiết cũng đơn giản hơn, phù hợp cho cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, yukata của nam giới thường không sặc sỡ như của nữ giới.

Houmongi: Nghĩa đen là “kimono đến thăm”, houmongi là một loại kimono phù hợp với mọi lứa tuổi và tình trạng hôn nhân. Bạn có thể nhận biết bộ kimono này bằng các họa tiết chạy trên vai và trên dưới của nó. Loại kimono này có thể được mặc để tham dự lễ cưới hoặc tiệc trà.

Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc nó như một nghi phục chính thức, còn thường đàn ông chỉ mặc trong các đám cưới hoặc dịp lễ theo kiểu truyền thống.

Nguồn: TỔNG HỢP

Du lịch Nhật Bản

Học tiếng Nhật