Bài 20 – Từ vựng tiếng Nhật Minna sẽ giới thiệu đến người học 28 từ vựng cơ bản và ngữ pháp về Thể Ngắn.
- Tổng hợp kiến thức 50 bài Minna No Nihongo (Từ vựng + Ngữ pháp)
- 150 cấu trúc ngữ pháp JLPT N5 bắt buộc phải nhớ – Cách sử dụng và Ví dụ
- Tổng hợp 10 bài kiểm tra ngữ pháp JLPT N5 có đáp án
Ngữ pháp trong bài 20 đặc biệt đáng chú ý, bởi đây sẽ là phần Ngữ pháp nền tảng rất quan trọng, đặc biệt là khi học tiếng Nhật giao tiếp.
Học từ vựng tiếng Nhật bài 20 – Minna No Nihongo
- Phần 1: Từ vựng
- Phần 2: Ngữ pháp
Phần 1: Từ vựng
Dưới đây là tất cả từ vựng tiếng Nhật sẽ xuất hiện trong bài 20.
Để tự học từ vựng online, các bạn có thể tìm thấy khóa Minna No Nihongo trong Ứng dụng học từ vựng Miễn Phí Mazii nhé.
Từ vựng | Chữ HÁN | Dịch nghĩa |
いります | [ビザ]をいります | cần visa |
しらべます | 調べます | tìm hiểu, điều tra, xem |
なおします | 直します | sửa, chữa |
しゅうりします | 修理します | sửa, chữa, tu sửa |
でんわします | 電話します | gọi điện thoại |
ぼく | 僕 | tớ (cách xưng thân mật của nam giới) |
きみ | 君 | Bạn |
~くん | ー | anh , cậu |
うん | ー | ừ |
ううん | ー | không |
サラリーマン | ー | người làm việc cho các cty |
ことば | 言葉 | tiếng |
ぶっか | 物価 | giá cả, mức giá |
きもの | 着物 | kimono |
ビザ | ー | thị thực, visa |
はじめ | ー | ban đầu, đầu tiên |
おわり | ー | kết thúc |
こっち | ー | phía này, chổ này |
そっち | ー | phía đó, chỗ đó |
あっち | ー | phía kia , chỗ kia |
どっち | ー | cái nào, phía nào |
このあいだ | この間 | vừa rồi, hôm nọ |
みんなで | 皆で | mọi người cùng |
~けど | ー | nhưng(cách nói thân mật của が) |
くにへ かえるの? | 国へ帰るの? | Anh/ chị sẽ về nước không? |
どう するの | ー | Anh/ chị tính sao? Anh/ chị sẽ làm gì |
どう しようかな | ー | tính sao đây nhỉ?/ để tôi xem |
よかったら | ー | Nếu anh/ chị thích thì |
いろいろな | 色々な | nhiều thứ |
Phần 2: Ngữ pháp
Như đã nói, Ngữ pháp tiếng Nhật bài 20 Minna rất quan trọng, hiểu được Ngữ pháp bài này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình giao tiếp.
Trong bài học này chúng ta sẽ được học về thể thông thường hay còn gọi là thể ngắn. Cụ thể như sau:
Thể thông thường —> ふつうけい —> 普通形
Thể ngắn —> みじかいかたち —> 短い形
Vậy thể thông thường ( thể ngắn ) là gì?
Thể ngắn là thể chuyên dùng trong văn nói, trong văn viết không nên dùng.
Người Nhật dùng nó để :
● Giao tiếp với người thân của mình, người trong gia đình mình
● Giao tiếp với người nhỏ hơn mình, chức vụ nhỏ hơn mình (cấp dưới trong công ty)
và dùng rất thường xuyên trong cuộc sống.
Hẳn các bạn học giáo trình Minna sẽ thắc mắc tại sao khi người Nhật dạy tiếng Nhật cho chúng ta lại dạy bằng thể dài (thể <masu> mà các bạn đang học) ? Đơn giản là vì lịch sự, do vậy bắt buộc họ phải dùng thể dài để dạy chúng ta.
Thể ngắn không được dùng cho các trường hợp nêu dưới đây:
● Người mới quen lần đâu, người không thân thiết.
● Cấp trên của mình
Các bạn biết không nếu các bạn học kĩ bài và các thể của động từ từ bài 1-> bài 19 thì coi như đã hoàn tất 75% ngữ pháp của bài này rồi đó.
Chúng ta cùng đi vào bài học cụ thể nhé.
CÁCH CHIA
Thể ngắn sẽ có 3 loại :
Thể ngắn của động từ
Thể ngắn của danh từ và tính từ <na>
Thể ngắn của tính từ <i>
1 – Thể ngắn của động từ
1.1.Khẳng định hiện tại:
V(ます) ———–> V (る)
Ví dụ:
はなします —————–> はなす
話します —————–> 話す
<hanashimasu> —————- > <hanasu> : nói
たべます ——————> たべる
食べます —————– > 食べる
<tabemasu> ——————> <taberu> : ăn
べんきょうします —————– > べんきょうする
勉強します —————–> 勉強する
<benkyoushimasu> —————-> <benkyousuru> : học
1.2.Phủ định hiện tại:
V(ません) ———-> V(ない)
Ví dụ:
はなしません —————–> はなさない
話しません —————-> 話さない
<hanashimasen> —————-> <hanasanai> : không nói
たべません —————–> たべない
食べません ————— > 食べない
<tabemasen> —————– > <tabenai> : không ăn
べんきょうしません ——————–> べんきょうしない
勉強しません ——————–> 勉強しない
<benkyoushinai> ——————-> <benkyoushinai> : không học
1.3.Khẳng định quá khứ:
V(ました) —————–> V(た)
Ví dụ:
はなしました —————–> はなした
話しました —————–> 話した
<hanashimashita> —————> <hanashita> : đã nói
たべました ——————> たべた
食べました —————–> 食べた
<tabemashita> —————-> <tabeta> : đã ăn
べんきょうしました —————–> べんきょうした
勉強しました —————–> 勉強した
<benkyoushimashita> ————–> <benkyoushita> : đã học
1.4.Phủ định quá khứ:
V(ませんでした) ——–> V(なかった)
Ví dụ:
はなしませんでした ————-> はなさなかった
話しませんでした ————–> 話さなかった
<hanashimasendeshita> ———–> <hanasanakatta> : đã không nói
たべませんでした —————> たべなかった
食べませんでした —————> 食べなかった
<tabemasendeshita> ————-> <tabenakatta> : đã không ăn
べんきょうしませんでした —————> べんきょうしなかった
勉強しませんでした ————-> 勉強しなかった
<benkyoushimasendeshita> ——– > <benkyoushinakatta> : đã không học
Các bạn đã hiểu chưa nào? Nếu nhận xét kĩ thì các bạn sẽ thấy:
● Các thể của động từ mà các bạn đã từng học trong các bài trước theo các thể đều thể hiện đặc trưng của thể đó.
(VD: ngữ pháp trong bài thể <nai> đều nói về phủ định, thể <ta> thì về quá khứ…)
● Các động từ bỏ <masu> + <tai> (muốn) hoặc đang ở thể <nai> thì đuợc coi như là một tính từ <i> và chia theo tính từ <i>
VD:
<tabemasu> (động từ) ———-> <tabenai> (tính từ <i> ———> <tabenakatta>
<tabemasu> (động từ) ———-> <tabetai> (tính từ <i> ——–> <tabetakunai>
2 – Thể ngắn của Danh từ và tính từ đuôi <NA>
Danh từ và tính từ đuôi <na> có cách chia giống nhau:
2.1.Khẳng định hiện tại:
Danh từ /tính từ <na> + (です——-> Danh từ /tính từ <na> + (だ)
Ví dụ:
あめです ————————–> あめだ
雨です ————————- > 雨だ
<ame desu> ————————-> <ame da> : mưa
しんせつです————————-> しんせつだ
親切です ————————-> 親切だ
<shinsetsu desu> ——————> <shinsetsu da> : tử tế
2.2.Phủ định hiện tại:
Danh từ /tính từ <na>+(じゃありません)—> Danh từ/(tính từ <na>+(じゃない)
Ví dụ:
あめじゃありません ——————–> あめじゃない
雨じゃありません ——————-> 雨じゃない
<ame ja arimasen> ——————–> <ame ja nai> : không mưa
しんせつじゃありません——————-> しんせつじゃない
親切じゃありません ——————-> 親切じゃない
<shinsetsu ja arimasen> ——– > <shinsetsu ja nai> : không tử tế
2.3.Khẳng định quá khứ:
Danh từ /tính từ <na> + (でした) ——–> Danh từ /tính từ <na> + (だった)
Ví dụ:
あめでした ————————> あめだった
雨でした ———————– > 雨だった
<ame deshita> ———————> <ame datta> : đã mưa
しんせつでした———————-> しんせつだ
親切です ———————- > 親切だ
<shinsetsu desu> —————> <shinsetsu da> : đã tử tế
2.4.Phủ định quá khứ:
Danh từ/tính từ<na>+じゃありませんでした
—>Danh từ/tính từ <na>+(じゃなかった)
Ví dụ:
あめじゃありませんでした —————–> あめじゃなかった
雨じゃありませんでした —————-> 雨じゃなかった
<ame ja arimasendeshita> ————–> <ame janakatta> : đã không mưa
しんせつじゃありませんでした—————-> しんせつじゃなかった
親切じゃありませんでした —————-> 親切じゃなかった
<shinsetsu ja arimasendeshita> ——-> <shinsetsu janakatta> : đã không tử tế
3 –Thể ngắn của Tính từ đuôi <i>
Đối với tính từ đuôi <i>các bạn chỉ việc bỏ <desu> :
Ví dụ:
たかいです——————–> たかい : cao
高いです———————> 高い
<takai desu>——————> <takai>
たかくないです——————> たかくない : không cao
高くないです —————–> 高くない
<takakunai desu>————–> <takakunai>
たかかったです—————–> たかかった : đã cao
高かったです —————–> 高かった
<takakatta desu>—————> <takakatta>
たかくなかったです—————–> たかくなかった : đã không cao
高くなかったです —————–> 高くなかった
<takakunakatta desu>————> <takakunakatta>
Một số điểm cần chú ý:
Khi dùng thể ngắn để hỏi, người Nhật lên giọng cuối câu.(Mũi tên ở cuối chữ là lên giọng)
Ví dụ:
NÓI BÌNH THƯỜNG HỎI
はなします —————-> はなす↑
話します – ————–> 話す↑
<hanashimasu> ————–> <hanasu>↑ : nói
– Câu hỏi 何ですか – <Nan desu ka> – cái gì sẽ được nói tắt là なに↑- <nani>↑
Bạn muốn làm bài tập Minna no Nihongo bài 20 xin click vào đây.
Hãy chia nhỏ bài học để học và ôn tập, hiệu quả sẽ tốt hơn nhé. Cảm ơn các bạn vì đã theo dõi bài học của MINDER. Hẹn gặp lại các bạn ở bài học sau nhé.
Học từ vựng Miễn phí với Mazii
✅ Android: http://goo.gl/AAOvlX
✅ iOS: http://goo.gl/peVKlz
✅ Web: http://mazii.vn